Sang Đài Loan mà bị áp bức bóc lột lao động thì phải làm gì? Thực tế, đây là một vấn đề “nhức nhối” mà lao động xuất khẩu ra nước ngoài thường gặp phải. Vì thế, nếu chưa biết cách bảo vệ quyền lợi của mình thì bạn đừng bỏ qua nội dung này. Hãy cùng Tường Minh JSC theo dõi thông tin về bóc lột lao động trong bài viết dưới đây nhé!
1. Áp bức bóc lột lao động được hiểu như thế nào?
Sang Đài Loan mà bị áp bức bóc lột lao động thì phải làm gì? Trước khi trả lời câu hỏi này, hãy cùng tìm hiểu về áp bức bóc lột lao động. Thuật ngữ này được hiểu là việc chủ lao động ép buộc người lao động thực hiện hành động không mong muốn. Đây là những việc nằm ngoài yêu cầu, điều kiện mà hai bên đã cam kết trong thỏa ước trong hợp đồng lao động.
Trong đó, Khoản 7 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019 của nước ta đã giải thích chi tiết thuật ngữ này. Cụ thể, đây là việc người sử dụng lao động dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác. Điều này nhằm mục đích ép buộc người lao động làm việc trái với ý muốn của mình.
2. Truy cứu hình tội cưỡng bức lao động
Tội cưỡng bức lao động được quy định tại Điều 297 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017) của nước ta. Cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Người ép người khác lao động sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 – 200.000.000 đồng. Đồng thời, người này còn bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Điều này xảy ra nếu người phạm tội thuộc một trong các trường hợp như sau:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích nhưng vẫn vi phạm.
- Gây thương tích hoặc làm tổn hại sức khỏe của 01 người. Thương tích dẫn đến tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 – 60%.
- Gây thương tích hoặc làm tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên. Trong đó, tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31 – 60%.
Trường hợp 2: Người phạm tội áp bức bóc lột lao động bị phạt tù từ 02 – 07 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Phạm tội có tổ chức.
- Người bị hại dưới 16 tuổi, phụ nữ đang mang thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng.
- Cưỡng bức lao động dẫn đến làm chết người.
- Gây thương tích hoặc làm tổn hại sức khỏe 01 người, dẫn đến tỷ lệ thương tổn cơ thể từ 61% trở lên.
- Gây thương tích hoặc làm tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên. Trong đó, tổng tỷ lệ thương tổn cơ thể của những người này từ 61 – 121%.
- Là hành vi tái phạm nguy hiểm.
Trường hợp 3: Người phạm tội cưỡng bức bị phạt tù giam từ 05 – 12 năm. Điều này xảy ra nếu tình huống phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
- Phạm tội dẫn đến làm chết từ 02 người trở lên.
- Gây thương tích hoặc làm tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên. Điều này dẫn đến tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% trở lên.
Trường hợp 4: Người phạm tội cưỡng bức còn có thể bị phạt từ 30.000.000 – 100.000.000 đồng. Đồng thời, người này có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.
3. Cách xử lý khi bị áp bức bóc lột tại Đài Loan
Vậy sang Đài Loan mà bị áp bức bóc lột lao động thì phải làm gì? Lúc này, lao động nên báo cho chính quyền địa phương để được xử lý kịp thời. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ đại sứ quán Việt Nam tại Đài Loan. Đây là cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam ở nước ngoài. Tại Việt Nam, cách xử lý hành vi áp bức bóc lột lao động cũng được quy định trong Nghị định 12/2022/ NĐ-CP. Cụ thể, khi phát hiện, người phạm tội này sẽ bị xử lý như sau:
- Người dùng lao động phải trả lại học phí đã thu của người tập nghề, học nghề. Điều này áp dụng khi cá nhân không đáp ứng đủ quy định tại khoản 1 Điều 14.
- Người dùng lao động phải trả lương cho người học nghề, tập nghề trong thời gian học nghề, tập nghề. Vì vậy, người lao động sẽ không phải gánh chịu thiệt hại thu nhập khi tham gia học tập.
- Ngoài phạt tiền, người dùng lao động phải nộp cho nhà nước số tiền thu lợi bất hợp pháp. Đây là nội dung được quy định trong điểm a khoản 2 Điều 14. Ngoài ra, Nghị định cũng đặt ra những quy định nghiêm túc để trừng phạm hành vi vi phạm. Từ đó quyền lợi người lao động cũng được bảo vệ.
- Theo Điều 6 của Nghị định, mức phạt tiền với tổ chức vi phạm sẽ gấp đôi so với mức phạt cá nhân có cùng hành vi phạm tội.
Như vậy, bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Sang Đài Loan mà bị áp bức bóc lột lao động thì phải làm gì?“. Tường Minh JSC hy vọng thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để bảo vệ bản thân. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn đừng quên liên hệ Tường Minh JSC theo các hình thức bên dưới nhé!
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ trụ sở: BT2, C14, KĐT Mỹ Đình 1, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Website: https://zenzgroup.com.vn/
- Hotline: 0988 523 586
- Email: tuongminhjsc.vn@gmail.com
Ngày tháng: November 21, 2024